Vốn kinh doanh phòng yoga có đắt đỏ như bạn nghĩ?

Mở phòng tập yoga là mô hình kinh doanh khá hot gần đây. Thế nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về các loại chi phí mở phòng yoga cũng như mức độ quan trọng của từng hạng mục trước khi tự tay thực hiện hoặc phối hợp với đơn vị setup. Bài viết sau đây sẽ giải đáp số vốn kinh doanh phòng yoga bao nhiêu là đủ cho các chủ kinh doanh fitness.

Nhu cầu tập luyện yoga hiện nay

Tập yoga là mô hình tập luyện được đông đảo phụ nữ thực hiện. Mà hơn thế nữa, nó còn có sức hút với cả nam giới ưa thích sự thoải mái, thư giãn. Đặc biệt là khi chứng kiến dịch bệnh COVID tàn phá khốc liệt và đe dọa tính mạng con người, người dân sẵn sàng chi tiền và đầu tư nhiều thời gian hơn để tập yoga.

Vì vậy, kinh doanh phòng yoga là một thị trường đầy tiềm năng và năng động. Nó hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ. Nếu nhắm đúng, nhắm trúng tâm lý, khách hàng mục tiêu, chắc chắn sẽ mang lại nguồn doanh thu không hề nhỏ cho phòng tập.

Kinh doanh yoga có lời không? [BÓC TRẦN SỰ THẬT] - GYMdesign

Xem thêm Top 6 phần mềm quản lý phòng tập Gym tốt nhất tại Việt Nam

Vốn kinh doanh phòng yoga có đắt đỏ?

Câu trả lời tùy thuộc vào mô hình phòng yoga mà bạn muốn mở. Tuy nhiên, những chi phí dưới đây là bắt buộc nếu bạn muốn setup một phòng yoga. Cùng điểm qua những loại chi phí cần thiết như sau:

1. Chi phí mặt bằng 

Chọn được địa điểm phù hợp phải đảm bảo 3 yếu tố quan trọng:

  • Diện tích phải đủ lớn hoặc vừa đủ
  • Mật độ dân cư đông đúc, tầng lớp trẻ nhiều
  • Mức thu nhập bình quân đầu người ở khu vực đó phải ở mức khá trở lên.

Chi phí mặt bằng gồm có:

  • Chi phí cố định: tiền đặt cọc + tiền thuê trả theo đợt
  • Chi phí sửa chữa: tiền thiết kế, tiền sửa chữa và trang trí

Ước tính trung bình hiện nay, 1 phòng yoga có diện tích từ 60 – 80m2, chi phí thuê sẽ khoảng 10 – 25 triệu/1 tháng

Thực tế mách bảo bạn rằng, chi phí cho cơ sở hạ tầng, mặt bằng mới là khoản chi phí tốn kém nhất chứ không phải là chi phí cho dụng cụ, máy tập như nhiều người vẫn nghĩ.

Xem thêm: phần mềm quản lý gym

2. Chi phí đầu tư phần mềm quản lý

Phần mềm quản lý yoga giúp lưu trữ thông tin học viên cũng như các kiểm soát vé ra vào, gói tập, ngày đăng ký, hạn đăng ký. Nó hỗ trợ bạn trong việc kiểm tra thông tin học viên, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian.

Trong trường hợp phòng tập yoga của bạn kinh doanh mặt hàng khác như nước, quần áo, giày dép, thực phẩm chức năng … thì phần mềm vẫn hỗ trợ lưu trữ thông tin bán hàng, tồn kho và doanh thu bán theo ngày. Vì thế đừng quên trích một phần chi phí để đầu tư cho 1 phần mềm quản chất lượng nhất nhé.

Nếu bạn đang loay hoay tìm cho mình một giải pháp tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả quản lý thì hãy tham khảo Gym Master tại đây.

3. Chi phí xây dựng chiến dịch Marketing

Một loại vốn kinh doanh phòng tập yoga đó là chi phí quảng cáo. Để thu hút nhiều học viên ta phải quảng bá marketing rộng rãi bằng nhiều cách như làm video chạy ads, viết bài truyền thông, website, in poster… hay có thể thuê các KOL lớn trong mảng Fitness quảng bá cho phòng tập gym của bạn được nhiều người biết đến hơn.

Tiếp thị là hoạt động định vị thương hiệu trong lòng khách hàng, thu hút thêm nhiều học viên và tăng doanh thu nhanh chóng.

Marketing là gì? Vai trò và chức năng của marketing - Web solutions

Xem thêm: phần mềm quản lý bể bơi

4. Chi phí phát sinh dự phòng

Đây là một trong những khoản bắt buộc phải có sẵn của bất cứ doanh nghiệp nào trong việc kinh doanh, và phòng yoga cũng không ngoại lệ. Đừng bao giờ chăm chăm đi đầu tư hết cả. Vì như vậy, bạn sẽ không còn đồng nào để duy trì phòng tập sau khi xây dựng xong.

Khoản chi phí dự trù cần phải đủ để chi trả cho lương nhân viên, tiền điện nước, điều hòa, phí phát sinh. Ít cũng phải để lại khoảng 50 – 100 triệu với các phòng tập yoga bình dân giá rẻ.

Lời kết

Tùy thuộc vào quy mô, địa điểm, cơ sở và loại phòng tập yoga mà bạn dự định ra mắt. Vốn kinh doanh phòng yoga có thể dao động trung bình từ 200 triệu đến 600 triệu. Một con số không quá lớn để bắt đầu start-up phải không nào. Tuy nhiên, hành trình kinh doanh nào cũng cần sự tỉ mỉ và nghiêm túc. Không nên chủ quan nếu bạn dấn thân vào con đường kinh doanh fitness!

Xem thêm: phần mềm quản lý phòng tập gym

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM